Chuẩn bị tắm cho trẻ sơ sinh:
- Phòng tắm kín gió. Đặt nhiệt độ phòng khoảng 24 độ C (74 độ F) trước khi cởi quần áo cho bé.
- Chậu tắm, khăn tắm, xà phòng tắm cho trẻ (nếu có), dầu gội, quần áo sạch…
- Lưu ý: Chỉ tắm cho trẻ khi đã rụng rốn hoàn toàn. Và điều quan trọng là phải giữ cho trẻ ấm, thoải mái.
Cách tắm cho bé sơ sinh chuẩn:
- Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.
- Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.
Lưu ý:
- Chỉ tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần ( đối với mùa đông ) – tắm bé hằng ngày ( đối với mùa hạ )
- Mực nước trong chậu chỉ 5-8cm
- Không được để bé một mình
- Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 32 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi trỏ tay vì da cùi trỏ nhạy cảm hơn da bàn tay.
- Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững.
- Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.
- Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.
- Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.
- Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lược tròn, mềm để kích thích da đầu.
- Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân
Lưu ý:
- Tắm cho bé sơ sinh không cần dùng sữa tắm. Nếu dùng, phải là loại nhẹ và chắc chắn không làm cay mắt bé.
- Không phải bé nào cũng thích tắm. Vì vậy, nếu bé khó chịu hay nổi cáu thì phải tắm cho bé thật nhanh.
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiểu chậu tắm khác nhau. Có kiểu rất tiện dụng vì có thể xếp gọn hoặc loại có bộ phận báo nhiệt độ nước. Tuy nhiên, trong trường hợp ‘bí’ quá, bạn có thể dùng bồn rửa và lót một chiếc khăn vào đáy để tắm cho bé.
Hướng dẫn cách tắm và chăm sóc rốn cho bé mới sinh
- Tắm trẻ sơ sinh là một công việc cần thiết mà các mẹ phải làm khi bé vừa mới sinh. Vậy cách tắm và chăm sóc rốn cho bé như thế nào?
- Nếu bạn dành khoảng nửa giờ chuẩn bị mọi thứ cần thiết và giữ cho tâm trạng thoải mái, bạn sẽ thích thú với công việc này và rất vui khi tự mình tắm cho đứa con thân yêu. Sau 2,3 lần bạn sẽ quen dần với việc tắm cho bé.
Cách tắm gội:
Trước khi tắm bé, cần chuẩn bị
- Thau tắm: 2 thau
- Khăn tắm: 2 khăn lớn và 2 khăn nhỏ
- Dầu tắm hay xà phòng tắm (có độ kiềm thấp)
- Gòn viên, que gòn vô trùng
- Tả, áo sạch
- Túi đựng đồ dơ
- Nước sạch ấm 37-38oC
- Cồn 70o
- Rửa tay sạch
- Tắt quạt, đóng cửa tránh gió lùa
- Chuẩn bị nước ấm bằng cách: cho nước lạnh vào khoảng 1/3 thau, sau đó cho nước nóng vào, kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay hay mặt trong cổ tay, nếu không chắc chắn có thể sử dụng nhiệt kế
Các bước tắm
- Đối với trẻ rốn chưa rụng hay mới rụng chân rốn còn ướt:
- Cởi áo, chừa tả
- Quấn khăn vùng chưa tắm
- Dùng gòn lau mắt, mũi, tai, mặt. Dùng 1 que gòn lau từ khóe mắt ra đuôi mắt, chỉ lau 1 lượt, không lau qua lau lại, xong bỏ que gòn này, sử dụng tiếp các que gòn khác nếu cần. Tương tự như vậy khi vệ sinh mũi, tai
- Tiến hành gội đầu, rửa sach, lau khô đầu
Tắm theo thứ tự:
- Cổ, nách, cánh tay, ngực, bụng
- Lưng mông, chân.
- Bộ phận sinh dục: khi lau bộ phận sinh dục bé gái phải lau từ trước ra sau, không lau từ sau ra trước vì có thể đưa phân bẩn vào cơ quan sinh dục bé gái
- Lau khô vùng da đã tắm xong trước khi tắm vùng khác
- Cho trẻ sang khăn sạch. Quấn tả, mặc quần áo
- Rốn đã rụng: Thực hiện giống như rốn chưa rụng khi gội đầu và rửa mặt cho trẻ, không cần quấn khăn và mặc tả
- Trải một khăn nhỏ vào đáy thau để tránh trượt
- Cho trẻ từ từ vào thau. Giữ trẻ tư thế ngồi, lưng trẻ tựa vào tay bà mẹ, nâng đầu trẻ bằng bàn tay. Thoa xà bông và tắm từ cổ đến chân
- Cho trẻ vào thau nước thứ 2 để làm sạch xà phòng
- Cho trẻ sang khăn sạch. Lau khô quấn tả, mặc áo
Săn sóc rốn cho bé
- Dùng cồn để sát trùng rốn
- Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài. 1 que gòn chỉ lau qua 1 vòng, không lau qua lau lại, bỏ que gòn này và dùng thêm các que gòn khác nếu cần
- Dùng que gòn để làm khô rốn
- Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tả dưới rốn
Cần chú ý khi tắm bé chưa rụng rốn:
- Rửa tay, tránh nhiễm trùng
- Tắm trong phòng ấm, tránh gió lùa, tránh trẻ bị lạnh
- Thử nhiệt độ nước, tránh bị phỏng da
- Rốn chưa rụng, chân rốn còn ướt không cho vào thau tắm, tránh nhiễm trùng rốn
- Chú ý tắm kỹ các nếp gấp cổ, nách, gáy, bẹn
- Không nhất thiết phải tắm hàng ngày, nếu trời lạnh, bé không quá dơ thì có thể lau cho bé
- Quan trọng là tránh bé bị lạnh khi tắm
Tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh
Tắm bao nhiêu lần trong tuần?
- Với bé sơ sinh, nhiều mẹ cho rằng chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần là đủ. Tất nhiên mẹ vẫn phải dùng khăn ấm lau rửa cho bé ở những khe, nếp gấp của da, vệ sinh bộ phận sinh dục. Vì ở độ tuổi này, bé thường không bị bẩn, trong khi tắm lại dẫn tới hiện tượng khô da. Nhưng nước là môi trường quen thuộc với bé từ khi nằm trong bụng mẹ và rất tốt cho quá trình tự nhiên của bé. Vì vậy, mẹ nên tắm cho bé hàng ngày.
Thời điểm tắm cho bé
- Mẹ nên chọn tắm cho con vào lúc có ánh nắng mặt trời và thuận tiện cho bố mẹ. Vào khoảng 10 – 11 giờ sáng, hoặc 3 – 4 giờ chiều là thời điểm thích hợp.
- Tốt nhất, mẹ có thể rèn cho bé một thói quen theo trình tự: tắm – bé bú mẹ – ngủ. Vì thông thường, sau khi tắm xong, bé sẽ đói, ăn sẽ ngon miệng và ngủ sâu hơn.
- Mẹ chỉ nên cho bé tắm từ 4 – 5 phút/lần tắm. Khi bé được ngoài 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm đến 10 phút, để bé thỏa sức chơi đùa với nước.
Nên tắm cho trẻ từng bước một
- Điều quan trọng nhất là phải giữ ấm cho trẻ. Vì vậy, hãy đảm bảo phòng tắm và nước tắm đều ấm. Lượng nước không nên quá nhiều. Kiểm tra nhiệt độ nước trước để chắc chắn rằng nước không lạnh hoặc không quá nóng.
- Cởi quần áo cho bé, nhẹ nhàng lau mắt, tai, mặt và các ngấn cổ. Mỗi vùng lại dùng một vài miếng bông ướt lau sạch để tắm cho bé.
- Nếu bé cần phải gội đầu thì bạn phải gội trước khi cho bé vào chậu tắm. Quấn quanh người bé bằng một chiếc khăn bông với hai tay và hai chân bé xếp lên nhau để bé cảm thấy an toàn. Dùng cánh tay để đỡ đầu và vai bé. Bế bé phía trên chậu nước một chút để tránh nước vào mắt bé. Bạn chỉ cần gội đầu cho bé bằng dầu gội 1, 2 lần một tuần. Còn lại, chỉ cần dùng nước sạch gội cho bé là đủ.
- Khi bạn muốn tắm cho bé, hãy cởi khăn bông quấn quanh người và bỏ tã ra. Chuyện trò với bé bằng chất giọng nhẹ nhàng để em bé thấy an toàn. Đưa bé từ từ xuống nước, ẵm đầu và vai em bé bằng tay và cánh tay của bạn và dùng tay còn lại để hớt nước nhẹ nhàng lên người bé.
- Sau vào phút nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi nước, cẩn thận bế bé cho chắc vì da bé có thể rất trơn! Dùng một khăn bông quấn cho bé rồi đặt bé lên một khăn bông ấm khác hoặc lên chiếu thay tã. Thấm khô cho bé, chú ý tới những chố ngấn và các kẽ trên cổ, cánh tay và chân. Đưa chiếc tã sạch vào dưới người bé, bôi kem chống hăm nếu cần, rồi quấn tã cho bé.
- Việc tiếp xúc gần gũi trong khi tắm sẽ càng tăng thêm sự gắn bó tình cảm giữa mẹ và bé.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ MISS CARE
Hệ thống chăm sóc sau sinh Spa- Tại nhà – Tại bệnh viện
Trụ sở chính:
23/5B Lê Văn Thịnh, P.Bình Trưng Đông, Quận 2, HCM
148 Nhật Tảo, P8, Q10 (cũ)
Tổng đài: 028.2253.7095– Hotline: 090 679 00 95
Thời gian làm việc:
8:00 – 17:00 (từ Thứ 2 đến Thứ 7)
Spa Q2: 9:00 – 19: 00 (thứ 2 – chủ nhật)
Lưu ý:
Spa Q2 (Quí khách vui lòng liên hệ
trước 30 phút để NV Spa có thể phục vụ chu đáo hơn)
0 nhận xét: